luatsu.pro
 

Chị Vũ T T ở TX. Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An có cho bà Trần T L vay sổ tiền 01 tỷ đồng với thời hạn 12 tháng, lãi suất 1,00%/ 1 tháng. Nay đã quá hạn 2 năm mà bà Trần T. L chưa trả gốc và lãi như đã hứa. Chị T đã đòi nhiều lần nhưng không được. Qua tìm hiểu chị T được biết bà L có 1 mảnh đất trị giá khoảng 5 tỷ, hiện đang thế chấp ngân hàng để vay 2 tỷ.

Chị T muốn biết, nếu khởi kiện đòi nợ bà L, trường hợp bà L không có tiền trả và không có tài sản nào khác thì có được yêu cầu kê biên mảnh đất đang thế chấp cho ngân hàng để đảm bảo thi hành án hay không?

Luật sư SLF trả lời vấn đề chị T quan tâm theo quy định của pháp luật như sau:

Thế chấp tài sản (trong đó có quyền sử dụng đất) là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2, Điều 292, Bộ luật Dân sự năm 2015. Đồng thời, theo quy định tại khoản 8, Điều 320, Bộ luật Dân sự thì sau khi đã thế chấp tài sản, bên thế chấp không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5, Điều 321 của Bộ luật này.

Theo đó, khoản 4 và khoản 5, Điều 321, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cụ thể như sau: hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ được:

- Bán, trao đổi, tặng cho nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của Luật.

- Cho thuê, cho mượn nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn và bên nhận thế chấp.

Bên cạnh đó, Điều 90, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về điều kiện kê biên tài sản đang thế chấp:

"Điều 90. Kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp

1. Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.

2. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này."

Trong trường hợp này, khi bán tài sản hoặc xử lý tài sản đang thế chấp tại ngân hàng để đảm bảo thi hành một nghĩa vụ cụ thể thì số tiền nhận được phải được ưu tiên thanh toán cho ngân hàng sau khi trừ đi án phí của bản án hoặc quyết định đó cùng với chi phí cưỡng chế…

- Trường hợp, nếu thi hành án để trả nợ cho ngân hàng thì thứ tự ưu tiên thanh toán sẽ là: Án phí, chi phí cưỡng chế, tiền thuê nhà trong 01 năm (nếu đấy là nhà ở duy nhất của người thi hành án mà sau khi thanh toán không đủ tiền để thuê nhà), tiền nợ ngân hàng.

- Ngược lại, nếu kê biên tài sản đang thế chấp để bảo đảm thi hành án như bồi thường thiệt hại, trả nợ...trong một vụ án khác thì tiền bán tài sản thế chấp sẽ được ưu tiên thanh toán số tiền nợ cho ngân hàng trước sau đó mới đến việc bảo đảm thi hành án (căn cứ khoản 20, Điều 1, Luật sửa đổi Luật Thi hành án dân sự năm 2014)...

Như vậy, theo quy định pháp luật thì tài sản đang thế chấp hoàn toàn có thể được sử dụng để kê biên, thi hành án nếu người bị thi hành án không có tài sản khác hoặc tài sản của người này không đủ để thi hành án và giá trị của tài sản thế chấp lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.

Nhận xét

Dân sự

2024-06-26 15:33:00

Tôi hiện đang là bị đơn của một vụ tranh chấp dân sự về yêu cầu thanh toán tiền thuê nhà. Hôm qua tôi nhận được quyết định xem xét thẩm định tại chỗ của Toà án. Tôi muốn biết thẩm định tại chỗ là gì và ai sẽ là người chịu khoản chi phí thẩm định tại chỗ?

2024-06-26 15:05:00

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

Share on Facebook Facebook Share