Xét xử vụ án
Tranh chấp đất đai tại Thái Hòa. 11/7/2024Trợ giúp pháp lý
Tư vấn quyền lợi cho người lao động tại khu công nghiệp. 31/7/2024Hòa giải
Tranh chấp ly hôn và chia tài sản chung. 21/8/2024Thẩm định tại chỗ
Vụ án hành chính đòi lại quyền sử dụng đất tại Tân Kỳ. 12/8/2024Tôi có thắc mắc cần được tư vấn về hoạt động khai thác thông tin, tài liệu, chứng cứ của văn phòng luật sư để phục vụ cho công tác khởi kiện. Cụ thể, văn phòng luật sư xin khai thác hồ sơ đất đai của người khác để khởi kiện ra tòa. Vậy cho tôi hỏi, văn phòng đăng ký đất đai có được phép cho văn phòng luật sư khai thác thông tin đó hay không?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Luật sư 2006 thì định nghĩa về luật sư như sau:
"Điều 2. Luật sư
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)."
Theo quy định tại Điều 33 Luật Luật sư 2006 thì văn phòng luật sư là tổ chức đáp ứng các điều kiện sau:
"Điều 33. Văn phòng luật sư
1. Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.
2. Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật."
Theo quy định tại Điều 39 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) thì văn phòng luật sư có các quyền sau dây:
“Điều 39. Quyền của tổ chức hành nghề luật sư
1. Thực hiện dịch vụ pháp lý.
2. Nhận thù lao từ khách hàng.
3. Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư.
4. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tư vấn, giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu.
5. Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
6. Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước.
7. Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.
8. Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Văn phòng luật sư có quyền yêu cầu văn phòng đăng ký đất đai cung cấp thông tin của người khác hay không?
Theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT về việc khai thác dữ liệu đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu như sau:
"Điều 11. Khai thác dữ liệu thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC được ban hành kèm theo Thông tư này.2. Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.3. Việc khai thác dữ liệu thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu được thực hiện theo các quy định của pháp luật."Theo đó, pháp luật quy định các cá nhân, tổ chức có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai thì có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu về đất đai. Điều này có nghĩa là Văn phòng luật sư được quyền yêu cầu cung cấp thông tin và bên cơ quan có thẩm quyền phải đáp ứng.
Tuy nhiên, cần lưu ý hướng dẫn tại Điều 31 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về việc bảo mật hồ sơ địa chính như sau:
"Điều 31. Bảo mật hồ sơ địa chính1. Dữ liệu địa chính cần bảo mật gồm:- Thông tin về người sử dụng đất và thông tin thuộc tính thửa đất của các đơn vị quốc phòng, an ninh;- Thông tin về cá nhân của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà người đó có yêu cầu bảo mật phù hợp với quy định của pháp luật;- Các thông tin khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.2. Các tài liệu hồ sơ địa chính có chứa thông tin cần bảo mật quy định tại Khoản 1 Điều này được quản lý theo chế độ mật.3. Việc quản lý, vận chuyển, giao nhận, truyền dẫn các tài liệu, dữ liệu hồ sơ địa chính có chứa thông tin mật và việc in, sao, chụp, khai thác, cung cấp thông tin mật từ các tài liệu hồ sơ địa chính phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.4. Cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin và các cơ quan có liên quan đến việc khai thác, sử dụng thông tin phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao có trách nhiệm quản lý, bảo mật thông tin của hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật."Theo đó, với các nội dung cần phải bảo mật nêu trên thì Văn phòng đăng đất đai có quyền từ chối cung cấp thông tin.
Hiện tại pháp luật không quy định chi tiết chủ thể nào được yêu cầu văn phòng đăng ký đất đai cung cấp thông tin dữ liệu đất đai mà chỉ có quy định về trường hợp không cung cấp dữ liệu tại Điều 13 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT:
Điều 13. Những trường hợp không cung cấp dữ liệu
1. Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.
2. Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
3. Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
4. Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai thì sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định để được cung cấp dữ liệu đất đai. Tuy nhiên, đối với những thông tin có yêu cầu bảo mật thì tùy thuộc vào từng văn phòng đăng ký đất đai ở địa phương sẽ có những quy định hướng dẫn chi tiết về việc cung cấp dữ liệu này.
Tại Nghệ An, theo quyết định sô 12/2019/QĐ-UBND ngày 25/4/2019 của UBND tỉnh ban hành quy chế thu thập, quản lý, khai thác, chia sẻ và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An, quy định:
Điều 8. Khai thác thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường
a) Việc khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường thực hiện theo Điều 16,17,18 và 19, Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ;
b) Đối với trường hợp khai thác bằng hình thức là văn bản, phiếu yêu cầu: Văn bản yêu cầu của cơ quan, tổ chức phải có chữ ký của thủ trưởng cơ quan và đóng dấu xác nhận. Phiếu yêu cầu của cá nhân phải ghi rõ họ tên, địa chỉ và chữ ký của người yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu. (Đối với trường hợp cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu phải là chính chủ trực tiếp đang sử dụng thông tin, dữ liệu đó; nếu trường hợp không phải là chính chủ đề nghị phải có giấy ủy quyền theo đúng quy định).
Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu được quy định tại Điều 18 Nghị định số 73/2017/NĐ-CP:
Điều 18. Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu
1. Việc khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu theo hình thức phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu được thực hiện theo quy định sau:
a) Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu căn cứ danh mục thông tin, dữ liệu hiện có, lập phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu (theo Mẫu số 02, Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) nộp trực tiếp, qua bưu điện hoặc trên môi trường mạng điện tử cho các đơn vị quản lý thông tin, dữ liệu;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý thông tin, dữ liệu tiếp nhận kiểm tra văn bản, phiếu yêu cầu, thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết;
c) Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính, cơ quan quản lý thông tin, dữ liệu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, dữ liệu cho các tổ chức, cá nhân.
2. Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu tài nguyên, môi trường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu;
b) Danh mục và nội dung thông tin, dữ liệu cần cung cấp;
c) Mục đích sử dụng thông tin, dữ liệu;
d) Hình thức khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu và phương thức nhận kết quả.
3. Văn bản yêu cầu của cơ quan, tổ chức phải có chữ ký của thủ trưởng cơ quan và đóng dấu xác nhận. Phiếu yêu cầu của cá nhân phải ghi rõ họ tên, địa chỉ và chữ ký của người yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu.
4. Trường hợp người có nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên, môi trường là cá nhân nước ngoài tại Việt Nam thì văn bản yêu cầu phải được tổ chức, doanh nghiệp nơi người đó đang làm việc ký xác nhận, đóng dấu; đối với các chuyên gia, thực tập sinh là người nước ngoài đang làm việc cho các chương trình, dự án tại các bộ, ngành, địa phương hoặc học tập tại các cơ sở đào tạo tại Việt Nam thì phải được cơ quan có thẩm quyền của bộ, ngành, địa phương hoặc các cơ sở đào tạo đó ký xác nhận, đóng dấu theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Nguồn: Tổng hợp và tham khảo https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/van-phong-luat-su-co-quyen-yeu-cau-van-phong-dang-ky-dat-dai-cung-cap-thong-tin-cua-nguoi-khac-hay--6750.html
Theo Luật Đất đai 2024, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp lên đất ở là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.